LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC
Âm nhạc tác động ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới não bộ của trẻ? Sự phát triển của bé sẽ có những mặt tích cực nào khi sớm được tiếp xúc với âm nhạc?
Ngay từ khi chưa được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết được nhịp tim cũng như nghe và cảm nhận được những bài hát ru của người mẹ. Học nhạc thật sự rất bổ ích cho trẻ nhỏ, nó không đơn thuần là một lớp năng khiếu, một sân chơi lành mạnh cho trẻ. Việc trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ bé sẽ giúp tăng trí nhớ, có khả năng tư duy tốt hơn và nhiều lợi ích nữa về kỹ năng sống. Sau đây là những lợi ích từ việc cho trẻ học nhạc:
Phát triển trí tuệ
Âm nhạc kích thích tế bào thần kinh nâng cao nhận thức, ghi nhớ và lý luận logic
Nhà giải phẫu thần kinh Catherine Loveday tại Đại học Westminster đã từng nói: “Âm nhạc có thể làm nên điều gì đó độc đáo.” Bà khẳng định thêm: “Âm nhạc kích thích não bộ một cách rất mạnh mẽ vì nó có mối liên hệ cảm xúc mật thiết với chúng ta.”
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tương quan giữa quá trình đào tạo âm nhạc và quá trình đào tạo chính quy ở nhà trường trên cả người lớn lẫn trẻ em. Kết quả cho thấy, việc học nhạc cụ kích thích các tế bào thần kinh, nâng cao chức năng nhận thức, ghi nhớ và cả kỹ năng lý luận logic. Điều đó hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học toán và các môn khoa học ở trường.
Nâng cao tính kỷ luật và tính kiên nhẫn
Học nhạc giúp cho trẻ biết kiềm chế những nhu cầu thỏa mản bản thân. Ví dụ, trước khi học đàn Piano, trẻ phải học cách ngồi sao cho đúng tư thế, vị trí tay ở trên phím như thế nào… Để chơi một nhạc cụ, trẻ phải trải qua rất nhiều thời gian để có thể chơi hoàn thành một bản nhạc.
Khi có những bài tập về nhà đòi hỏi trẻ phải có trách nhiệm làm và hoàn thành bài bài tập đó. Trẻ học chung với nhiều bạn trong lớp khi học sẽ phải chờ đến lượt mình chơi. Điều đó giúp cho trẻ tập sự kiên nhẫn. Trong khi làm khán giả chờ đợi những bạn khác, trẻ sẽ ngồi yên, giữ trật tự tập trung sự chú ý khi đó trẻ học cách thể hiện sự tôn trọng với người khác.
Phát triển kỹ năng toàn diện
Khi sử dụng một nhạc cụ nào đó đòi hỏi sự kết hợp cả chân, tay, mắt… giúp phát triển kỹ năng phối hợp vận động của cơ thể. Đối với những bé ưa vận động thì những nhạc cụ thuộc bộ gõ sẽ rất phù hợp. Các loại nhạc cụ như guitar, violin, piano sử dụng tay trái, và tay phải đồng thời những cử chỉ khác nhau. Điều đó giống như việc tay trái bạn vẽ hình vuông, còn tay phải bạn vẽ hình tròn. Khi kết hợp tay, chân và chú ý chuyển các gam trong bản nhạc sẽ là tiền đề cho những sở thích của bé như nhảy, múa, chơi thể thao.
Học nhạc cụ giúp bé tự tin hơn
Biểu diễn nơi đông người giúp trẻ tự tin hơn
Thông qua những bản nhạc, bé có thể tự do thể hiện cá tính, cảm xúc riêng của mình mà không cần ngần ngại.Trong quá trình học, bé sẽ có cơ hội biểu diễn trước một tập thể từ nhỏ đến lớn. Đầu tiên là bố mẹ, sau đó là thầy cô và bạn bè, và sau này có thể là cả hội trường lớn đang chờ để được nghe tiếng đàn của bé. Biểu diễn trước một đám đông sẽ giúp cho sự tự tin của bé được cải thiện đáng kể.
Nuôi dưỡng kỹ năng xã hội
Học nhạc cụ thường học theo lớp với một số thành viên cụ thể, do vậy đòi hỏi mỗi người học phải có được sự tương tác và giao tiếp với nhau. Điều này sẽ giúp bé hình thành kỹ năng làm việc nhóm, đòi hỏi bé phải biết cách cộng tác với các bạn trong lớp để tạo ra những nhịp mạnh hoặc nhanh dần khi chơi các hoạt động tập thể. Trẻ sẽ tự biết được việc điều chỉnh sao cho ăn khớp với các bạn trong nhóm, điều này sẽ giúp bé hiểu được vai trò của cá nhân trong một tập thể .
Tại các lớp học nhạc, giảng viên thường sẽ phân chia thành các nhóm và mỗi người sẽ có một nhiệm vụ riêng, với vai trò và trách nhiệm được giao bé sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế mà có lẽ sẽ không bậc phụ huynh nào có thể dạy bé được.
Chơi một nhạc cụ thúc đẩy sự sáng tạo
Âm nhạc thúc đẩy sự sáng tạo
Cuộc sống với nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Học chơi một nhạc cụ, đặc biệt là khi bạn đạt trình độ khá, có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Bởi vì giáo dục âm nhạc làm nâng cao tinh thần tình cảm và nhận thức của bạn, bộ não được kích thích những suy nghĩ khác thường, giúp cải thiện sự sáng tạo.
Giúp trí nhớ tốt
Việc hoàn thành một công việc ngay vào lần đầu tiên có thể đơn giản với nhiều người nhưng việc nhớ làm sao lập lại công việc đó thì không dễ chút nào. Tập chơi một bản nhạc sẽ giúp trẻ tăng cường trí nhớ, rất có ích cho trẻ về sau này.
Âm nhạc tốt cho sức khỏe
Một nghiên cứu ở Đức diễn ra vào năm 2007 chỉ ra, âm nhạc có thể giúp cải thiện chức năng vận động của những người sau tai biến. Nghiên cứu khác cũng cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể tăng cường hệ thống miễn nhiễm, cải thiện sự tập trung, giảm những cơn đau, tạo sự khỏe mạnh và giảm những lo lắng cho bệnh nhân đang chờ giải phẫu. Các nhà khoa học ở Mỹ cũng chứng minh, việc nghe nhạc trong khi ăn cũng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đó là nhờ nghe nhạc mà sự căng thẳng và mệt mỏi giảm đi, cơ thể có được sự thoải mái và làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ăn sẽ thấy ngon miệng và dễ ngủ hơn.
Như vậy có thể thấy được rằng âm nhạc có một tác động rất lớn đến tâm trí và sức khỏe của con người. Với những lợi ích tuyệt vời này, hãy cho bé học âm nhạc từ sớm để giúp bé phát triển toàn diện và lành mạnh hơn nhé!
Lớp nhạc Giáng Sol – với kinh nghiệm nhiều năm trong việc dạy đàn Piano – Guitar – Organ – ukulele – Thanh nhạc – Dance. Chúng tôi có những phương pháp dạy học hiệu quả, giáo trình riêng biệt phù hợp với từng độ tuổi học viên. Đội ngũ giáo viên có kỹ năng sư phạm, tâm huyết với nghề, tốt nghiệp tại Nhạc viện.TPHCM và các trường Đại học uy tín. Lớp nhạc Giáng Sol luôn mong muốn tạo cho trẻ môi trường học tập hiệu quả và chuyên nghiệp nhất!
Cơ sở 1: 37A, Trần Thị Do, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM – SĐT: 0868.91.3207
Cơ sở 2: 94, Nguyễn Thị Sáu, Phường Thạnh Lộc , Quận 12, TP. HCM – SĐT: 0868.90.3207
Hotline: 0919.47.3207 ( Thầy Tùng)