DỄ DÀNG KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHƠI PIANO
Khi mới bắt đầu học piano việc mắc nhiều lỗi khi chơi đàn là điều không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta không nhanh chống khắc phục thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho việc chơi đàn sau này.
Nhưng các bạn đừng quá lo lắng. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết và giải quyết được nhứng khó khăn này. Vậy những lỗi đó là những lỗi nào và biện pháp khắc phục ra sau hãy đọc hết bài viết này nhé!
1. Không đàn bằng đầu ngón tay – ” Gãy ngón “
Đây là một lỗi dễ gặp khi học đàn piano. Nếu khi chơi đàn, bạn để tay bị trượt thẳng dài trên phím đàn dẫn đến việc bị trượt ngón khi đánh phím đây là lỗi “gãy ngón”. Nếu cứ để như vậy bạn sẽ gặp khó khăn khi chơi những bản nhạc có tiết tấu nhanh và yêu cầu độ linh hoạt cao. Khi mắc lỗi “gãy ngón”, bạn cần tập lại tư thế tiếp xúc giữa tay và phím đàn. Nếu mới bắt đầu học đàn, bạn nên để ngón tay tiếp xúc với phím đàn theo thế cong tự nhiên, đầu ngón tay tiếp xúc với phím đàn.
2. Gồng ngón tay
Đây là lỗi có thể gặp ở người mới học đàn cũng như người chơi đàn lâu năm. Khi bị lỗi gồng ngón tay nghĩa là tay bị cứng khi chơi đàn sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển trên các phím dẫn đến việc bị hạn chế khi chơi các bài nhạc tiết tấu nhanh, làm cho việc chơi đàn trở nên vô cùng căn thẳng và người nghe sẽ rất khó cảm nhận hết trọn vẹn cảm xác của bài đàn. Bạn sẽ dễ bị mắc lỗi gồng ngón tay khi cảm thấy căng thẳng. Vì vậy, bạn cần thả lỏng và giữ tâm lý nhất ngay từ khi mới học đàn.
3. Tỳ cổ tay xuống đàn
Một lỗi rất dễ mắc phải khi lần đầu bạn học và đặt tay lên đàn Piano đó là lỗi ” Tỳ cổ tay” . Khi chơi đàn, bạn phải giữ cổ tay có khoảng cách cao so với phím đàn. Nếu lúc mới học, bạn không chú ý vấn đề này sẽ dễ tạo thói quen tỳ cổ tay xuống đàn dẫn đến việc sai kỹ thuật khi chơi đàn, thậm chí bạn sẽ cảm thấy rất mỏi cổ tay khi chơi đàn quá lâu. Chính vì vậy, bạn cần tập giữ cổ tay có khoảng cách cao so với bàn phím trong quá trình chơi đàn.
4. Chùng lưng và gồng vai
Gồng vai và chùng lưng khi chơi đàn có thể bạn nghĩ đây là một việc rất bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng thật ra nó cũng ảnh hưởng đến người chơi Piano. Lỗi này sẽ dễ gặp ở trẻ em và cả người lớn khi mới học đàn vì việc giữ tư thế thẳng trong một khoảng thời gian dài là không dễ dàng đặc biệt là các bạn nhỏ. Và nếu tư thế này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc chơi đàn và cả cột sống của người chơi.
Bạn nên chú ý giữ tư thế đúng khi ngồi chơi đàn và chỉnh sửa tư thế ngồi đối với trẻ em. Bạn cũng đừng quên có thời gian thư giãn khi trong khi tập luyện .
5. Nhúng ngón tay khi chơi đàn
Bạn sẽ rất dễ gặp lỗi này khi đang hòa theo giai điệu của bản nhạc. Bạn dễ bị cuốn theo giai điệu và nhúng ngón tay theo tiết tấu dẫn đến việc tác dụng lực lên phím đàn không chuẩn và âm thanh không chuẩn.Nếu bạn bị cuốn hút bởi bản nhạc thì nên nhịp chân theo giai điệu và giữ yên các ngón tay khi chơi đàn.
6. Tập luyện tùy hứng
Có thể với nhiều bạn thì đây không phải là lỗi quá lớn, không ảnh hưởng đến quá trình học đàn. Thế nhưng, việc tập luyện tùy hứng, không có kế hoạch và kỷ luật nhất là đối với người mới học đàn, nếu chỉ tập tùy hứng thì sẽ dễ gặp việc tập nhiều lần một đoạn nhạc và dễ chán nản.
Khi đã bắt đầu học đàn piano, bạn nên có kế hoạch luyện tập rõ ràng.
Đó là những lối khi bạn mới tiếp xúc với Piano hoặc đã học Piano rất lâu nhưng vẫn gặp phải các trường hợp như trên. Dù không phải là những lỗi quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn để những lỗi sai ấy kéo dài theo từng ngày thì ảnh hưởng của nó đem lại sẽ khiến bạn vô cùng hối hận. Vì thế hãy khắc phục ngay hôm nay nhé!
Nếu các bạn không thể khắc phục hãy đến với lớp nhạc Giáng Sol. Lớp sẽ giúp bạn khắc phục và nâng cao kỹ năng chơi đàn của mình.
Tìm hiểu thông tin lớp học Piano:
Thông tin các môn học khác: https://lopnhacgiangsol.com/lop-hoc-nhac
Thông tin và địa chỉ liên hệ:
Cơ sở 1: 37A Trần Thị Do, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM, ĐT: 0868 91 3207 (cơ sở)
Cơ sở 2: Số 3/4 đường Nguyễn Thị Sáu, phường Thạnh Lộc, Quận 12, ĐT: 0868 903 207 ( cơ sở )
Hotline: 0919 47 3207 (Thầy Tùng).